Quê Ngoại – Phần 9 – Botruyen

Quê Ngoại - Phần 9

Quay lại chuyện làm đường của xã. Tới đoạn đường nhà ông em làm, ông kêu hết con cháu ra phụ giúp. Xã thì cho một đội thợ ba người xuống phụ trách xây, dọn đường và phụ là người nhà của mấy nhà trêи đoạn đó. Xây qua nhà ông em, đến cuối làng. Nhìn bụi tre ở đó ăn ra gần nửa đường, mấy người thợ quyết định cho chặt hết để còn làm. Đang tính nhà sắp có việc, lại có nhiều người nên ông xin mấy cây để mang về mấy hôm nữa còn dùng cho đám cưới cô. Chú Đ chồng sắp cưới của cô N hôm đấy cũng sang phụ. Chú vác dao vào chặt luôn. Cây đầu tiên thì không sao, đến cây thứ hai thì chặt mãi không được. Chặt tới mức lưỡi dao mẻ cả ra cũng không ăn thua. Không biết mọi người có ai biết con dao gọi là dao mác không. Ở quê nhà em loại dao này là dao lưỡi dày, chuyên dùng để chặt, không sắc như dao thái nhưng chặt cây hay bổ củi thì ok.

Chú còn bảo chặt gốc tre mà tê cả tay , như chặt vào tảng đá vậy. Tới trưa hôm đấy, ông làm cơm cho mọi người và cả mấy ông thợ. Trong lúc ăn cơm, có một người đứng lên nói ra ngoài đi vệ sinh. Rồi cả tiếng sau cũng chẳng thấy vào. Ai cũng nghĩ chắc ông này rượu vào nên kiếm chỗ ngủ rồi, cũng chẳng đi tìm. Đến giờ làm mọi người đi ra đường làm tiếp thì thấy ông ấy cứ đứng quay mặt vào gốc tre. Ai gọi gì cũng chẳng thưa. Chú Đ em vui tính nghĩ ông ấy đang đi vệ sinh đi ra trêu. Gần tới nơi, chú vỗ vai ông ấy một cái. Quay lại nhìn chú là một đôi mắt đỏ lòm, cái miệng cười ngoác ra, trời hè nắng nóng thế nhưng ngươi ông ta lạnh toát mặt mũi xám xịt, đầu tóc rũ rượi. Rồi chẳng nói chẳng rằng gì người kia cầm con dao xây, chém ngay vào chân chú Đ một cái. Chú Đ bất ngờ bị đánh mới lăn ra đất. Đánh xong chú Đ, ông kia quay ra cười the thé, chi mặt chú Đ nói:

– Sao mày chặt chân tao? Sao mày chặt chân tao

Rồi lại the thé cười như điên dại. Chú Đ nhà em hãi quá, quên cả cái chân đau. Lồm cồm bò dậy chạy bán sống bán chết. Mọi người thấy thế ùa tới đứng quây quanh nó. Nó vẫn cười the thé. Ai cũng rùng mình. Ông thợ xây này người trong làng, bình thường hiền khô, không hiểu cơ sự ra sao lại ra đây đứng rồi thành thế này. Ông bà biết chyện chạy ra, bà nói ông ấy bị ma nhập rồi. Ông thấy vậy chỉ thẳng mặt nó quát:

– Mày là đứa nào, sao lại đứng ở đây ?

Nó nhìn ông bằng đôi mắt đỏ lòm, rồi lại cười, tiếng cười như man dại. Nó chỉ cười thôi chứ chẳng nói gì. Ông lại quát:

– Mày là đứa ngày xưa ở đây trêu con V phải không ?

Nó thích chí càng cười to. Trời hè nắng chang chang mà nó hành ông kia cứ đứng giữa trời. Vậy mà một giọt mồ hôi cũng không chảy xuống. Ông bảo bà lên chùa mời sư thầy qua để ông xử thằng này. Nó nghe thấy xong mặt hơi cau lại nhưng vẫn cười. Người làng nghe chuyện kéo tới càng đông. Nó thì vẫn đứng đấy, quay về phía gốc tre, thỉnh thoảng lại rú lên cười man dại. Bà đưa sư thầy tới. Ông ấy chẳng nói chẳng rằng, cầm bát nước pha sẵn tàn hương trêи chùa hắt thẳng vào mặt nó. Nó rú lên hằn học nhìn sư thầy, lao đến. Mấy người thấy nó dữ vậy cầm gậy ghì chặt xuống đất. Sư thầy lẩm bẩm đọc kinh. Nó bắt đầu quằn quoại, gào thét rồi nó xin tha mạng. Sư thầy hỏi nó từ đâu đến, sao bắt người ta đứng đây thì nó thưa ngày xưa nó ở mạn Nam Định, đói quá đi sang đất này ăn xin rồi chết đói ở đây. Nó bị chôn dưới gốc tre kia. Tự nhiên nay có người phá nhà nó thì nó ra nó vật. Ông hỏi nó có bao nhiêu đứa ở đây thì nó bảo có mấy người nữa. Toàn người chết rồi chôn vội ở đây, không hương khói, chẳng biết đi đâu về đâu, hàng năm ăn nhờ hương nhờ hoa thổ công đất này. Ông còn hỏi nó sao ngày xưa trêu cô V, thì nó bảo, bà ngày xưa hứa hương hoa ngày rằm cho chúng nó mà mãi không làm. Nó tức nó ra trêu cô. Ông chép miệng rồi bảo sư thầy tha cho nó. Ông bảo nó tha cho ông kia, làm đường xong ông lập cho cái miếu bé ở đây, nhưng bắt nó trông coi nhà cửa đất cát cho ông. Nó đồng ý rồi đi luôn. Khổ thân ông thợ xây, nó đi rồi thì ốm nằm nhà cả tuần. Sau sợ chẳng dám đi làm ở đấy nữa. Sau đó người ta không thấy bọn nó ra trêu ai. Ông cũng giữ đúng lời hứa, lập cho cái miếu nhỏ ngay gần bụi tre cũ. Nhưng chuyện ma mị ở đây chưa dừng lại, cho tới ngày anh trai cô L về.

Còn tiếp…